Ván công nghiệp MDF là gì? Những đặc điểm của ván công nghiệp MDF

Ván công nghiệp MDF là một loại gỗ công nghiệp có thành phần là những sợi gỗ nhỏ kết hợp cùng với các loại phụ gia như keo, chất làm cứng, Parafin… Hiện nay gỗ MDF được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất.

1. Ván gỗ công nghiệp MDF là gì?

Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Gỗ công nghiệp MDF An Cường gồm có 2 loại: MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm. MDF chống ẩm có cấu tạo không khác gì MDF thường nhưng có thêm phụ gia chống thấm nước. Để có thể nhận biết được MDF chống ẩm, An Cường đã cho thêm chất màu xanh vào.

Ván gỗ công nghiệp MDF là gì?
Ván gỗ công nghiệp MDF là gì?

2. Thành phần cấu tạo ván công nghiệp MDF

– Ván MDF có thành phần cấu tạo chính là sợi gỗ (hay bột gỗ), chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).

– Thông thường, thành phần của ván MDF bao gồm khoảng 75% gỗ, 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.

– Các sợi gỗ (hay bột gỗ) trong thành phần gỗ ép MDF chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, tùy theo mục đích của nhà sản xuất mà một số thành phần gỗ cứng có thể được thêm vào để đạt được loại gỗ mong muốn.

– Nguyên liệu để sản xuất ván MDF bao gồm các loại gỗ rừng trồng (như cao su, bạch đàn, keo, thông, giẻ, sồi, vân sam), bã mía, phế liệu gỗ, mùn cưa hoặc hỗn hợp dăm gỗ cứng và dăm gỗ mềm. Nguyên liệu đầu vào ngoài gỗ thân cây còn có thể tận dụng cành ngọn, bìa bắp, đầu mẩu, mùn cưa của quá trình cưa xẻ.

3. Tính chất vật lý và đặc điểm chung

– Thông thường, ván ép MDF có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Ván chống ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy thường có màu đỏ.

– Ván MDF được coi là ổn định và trơ ở dạng tấm. Ván có thể tự phân hủy sinh học theo thời gian.

– Ván MDF không có mùi.

– Ván MDF có tỷ trọng trung bình từ 680 – 840 kg/m3 .

– Các khổ ván MDF thông dụng là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).

– Các độ dày thông dụng của ván MDF: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm).

4. Ứng dụng của MDF trong nội thất

Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất nội thất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng. Nó có khả năng thay thế gỗ tự nhiên với những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng để người ta dùng gỗ MDF để sản xuất sản phẩm nội thất. 

Do gỗ MDF có khả năng chịu nước kém nhưng đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót đồng thời với giá thành sản phẩm thấp và ván có khổ lớn đồng đều. Do vậy, gỗ MDF được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn, giường ngủ, tủ quần áo, nội thất gia đình, nội thất văn phòng.

Ứng dụng của MDF trong nội thất
Ứng dụng ván công nghiệp MDF trong nội thất

Nếu bạn đang tìm một nơi thi công thiết kế nội thất uy tín và giá cả hợp lý. Hãy liên hệ ngay Khang Ninh nhé.

Công Ty TNHH XD TMDV KHANG NINH chuyên lĩnh vực tư vấn, thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, thi công xây dựng và thi công nội thất cho các công trình biệt thự, nhà phố, khách sạn, nhà nghỉ,.. với chi phí xây dựng hợp lý.

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH XD TMDV KHANG NINH

Hotline: 0848 878 899

Email: info@khangninhxaydung.com

Website: khangninhxaydung.com

Địa chỉ: 363 Lý Thường Kiệt, phường 9, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh